Địa chỉ: Lễ hội đầu năm của đồng bào các dân tộc vùng hồ Ba Bể, Xã Nam Mẫu, Huyện Ba Bể, Bắc Kạn
Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ðua thuyền, ném Còn, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Lễ hội cũng giúp cho khách thập phương hiểu thêm về con người và truyền thống văn hoá nơi đây.
Hồ Ba Bể nằm ở trung du phía Bắc thuộc tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 240km. Nơi đây tập trung 7 dân tộc gồm dân tộc Tày, Nùng, Dao và HMông…, trong đó dân tộc Tày chiếm 61%. Phong tục và văn hóa truyền thống của các dân tộc này đã thu hút rất nhiều du khách từ khắp các nơi trong nước cũng như khách quốc tế.
Hồ Ba Bể là thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Bắc Kạn với một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong cũng như ngoài nước tới. Lễ hội Hồ Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ðua thuyền, ném Còn, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Lễ hội cũng giúp cho khách thập phương hiểu thêm về con người và truyền thống văn hoá nơi đây.
Hồ Ba Bể nằm ở độ cao145m so với mặt nước biển và được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao tới 1.754m. Người ta cho rằng nó được hình thành cách đây 200 triệu năm. Mang tên là Ba Bể là do 3 cái hồ thông với nhau với tổng chiều dài 8km và chiều rộng 3km. Chính vì diện tích của hồ Ba Bể như vậy mà người dân ở đây coi Hồ Ba Bể như là biển của họ.
Trong hồ có rất nhiều hòn đảo nhỏ, đặc biệt là Ao Tiên, tương truyền đây là nơi ngày xưa các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và chơi cờ. Ba Bể dường như tươi đẹp hơn khi có khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và mỗi dòng sông, con suỗi xanh trong giống như dải lụa mềm mại.
Vào những ngày này, bà con vừa ăn Tết, vừa chuẩn bị cho ngày hội. Bà con làm nhiều loại bánh khác nhau từ bột gạo nếp ngâm với các loại lá rừng như bánh trời, bánh khảo, bánh nếp… rồi đặc sản rượu Khưa Quang cất từ ngô trồng trên đỉnh núi được chưng cất bằng men lá, uống vào sẽ có cảm giác lâng lâng như đi trên mây suốt mấy ngày.
Vào ngày hội, mỗi xã, thị trấn trong huyện Ba Bể đều dựng trại và bày bán đủ thứ đặc sản của địa phương mình. Vải thổ cẩm, quần áo dân tộc, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, rượu ngô, măng khô, thậm chí cả khoai, sắn, bí ngô, đỗ mèo dân dã cũng được trang trọng bày ở bàn giới thiệu đặc sản địa phương.
Sáng ngày mùng Mười, lễ hội chính thức khai mạc. Mở đầu là màn dâng lễ của 16 xã. Lễ vật của các xã chỉ đơn giản có xôi, gà, nải chuối, bánh khảo và một chai rượu ngô. Mười sáu mâm lễ này được các thôn nữ kính cẩn dâng lên thần núi, thần sông, thần hồ để cầu một năm bình an với mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở.